Hỗ trợ khách hàng
Với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu
Đã có 500+ khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ
Dịch vụ thiết kế và lập trình website bán hàng, website giới thiệu doanh nghiệp và quảng bá dịch vụ, sản phẩm,… tạo kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp và chủ shop.
Website bán hàng là cửa hàng của bạn trên internet. Nơi bạn có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với những người có nhu cầu và họ có thể tiến hành mua hàng của bạn ngay trên website mà không cần đến cửa hàng.
Vì vậy, website bán hàng của bạn cần thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm, dịch vụ, thông tin liên lạc cũng như các công cụ công cụ đặt hàng, thanh toán trực tuyến
Khách hàng đang quan tâm đến dịch vụ và thông tin doanh nghiệp của bạn, bạn và họ không trực tiếp gặp mặt để bạn có thể giới thiệu thì website sẽ là chỗ để khách hàng của bạn vào tham khảo, tìm kiếm thông tin. Thông qua website bạn có thể quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp, tạo độ tin tưởng và khách hàng sẽ nhìn vào website để có thể đưa ra đánh giá mức độ chuyên nghiệp của bạn.
Bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân nào đang kinh doanh cũng đều cần thiết kế website vì website giúp quảng bá về sản phẩm hay doanh nghiệp 24/7. Bên cạnh đó, website còn giúp bạn mở rộng cơ hội tìm kiếm khách hàng, đối tác.
Việc thiết kế web đến lúc hoàn thiện thông thường mất khoảng 15 – 20 ngày phụ thuộc theo yêu cầu, mức độ phức tạp, quy mô của sản phẩm, doanh nghiệp và được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, phối hợp ý tưởng với khách hàng. Thỏa thuận về thời gian và chi phí xây dựng.
Bước 2: Xây dựng mẫu thiết kế giao diện dạng ảnh 2D theo bố cục và phong cách đã trao đổi với khách hàng.
Bước 3: Tiếp nhận ý kiến điều chỉnh và chỉnh sửa lại mẫu thiết kế web theo ý kiến phản hồi của khách hàng.
Bước 4: Cắt giao diện, lập trình code.
Bước 5: Vận hành thử nghiệm và chỉnh sửa các lỗi nếu có.
Bước 6: Bàn giao và hướng dẫn quản trị.
Bảo hành từ 1 – 3 năm: Chúng tôi sẽ tiến hành sửa chữa các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng website. Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm sử dụng website, đầu tư công sức xây dựng website.
Liên tục nâng cấp: Hệ thống quản trị website do Diwe xây dựng sẽ không ngừng được nâng cấp. Chúng tôi sẽ cập nhật các phiên bản mới nhất, với các tính năng tiện dụng nhất cho việc quản trị website của khách hàng. Chính vì vậy, website của khách hàng sẽ luôn được hoạt động với những tính năng và công nghệ mới nhất.
Hỗ trợ sửa chữa lỗi website phát sinh nhanh: Các lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động của website sẽ được hỗ trợ ngay lập tức đối với các lỗi nhỏ. Đối với các lỗi mất nhiều thời gian lập trình hoặc xử lý sẽ được sửa chữa trong khoảng thời gian lâu hơn.
Để thiết kế một website, quý khách cần chi trả cho 3 loại chi phí:
Tên miền: Tên miền nghĩa là một địa chỉ định danh dẫn tới website của bạn
Hosting: Thuê không gian lưu trữ website trên mạng Internet
Thiết kế website: tùy thuộc vào yêu cầu thực tế của quý khách, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất với chi phí phù hợp. Về cơ bản chi phí thiết kế website sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
Yêu cầu giao diện, các gói chức năng, quản trị nội dung. Hay những chi phí khác như phí duy trì, sửa chữa, nâng cấp hay phát triển website…
Tổng hợp những Nghiệp vụ liên quan hóa đơn điện tử ?
Xử lý như sau:
Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục 1A ban hành kèm theo NĐ123 về việc hủy hđđt có mã đã lập khi sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cớ quan thuế cấp mã thay thế hóa đơn đã lập sai sót cho người mua hàng.Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn đã được cấp mã sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
o Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn điện tử có sai sót và không phải lập lại hóa đơn điện tử mới.Người bán chỉ cần thực hiện mẫu 04/SS-HĐĐT lên cơ quan thuế. Trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
o Người bán lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế cho tờ hóa đơn bị sai sót trước đó. Người mua và người bán thỏa thuận thống nhất phương án lập hóa đơn điều chỉnh hay thay thế. 02 bên tự lưu văn bản nội bộ về việc lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế này để đối chiếu khi cần.
o Quan trọng khi lập tờ hóa đơn điều chỉnh có dòng nội dung “ điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn Mẫu số … ký hiệu … số … ngày … tháng .. năm…” (không cần gửi mẫu 04/SS-HĐĐT kèm theo NĐ123)
.
o Người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo mẫu 04/SS-HĐĐT.
o Cơ quan thuế thông báo người bán theo Mẫu 01/TB-RSĐT phục lục 1B ban hành kèm theo NĐ 123 để người bán kiểm tra sai sót.
o Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu 04/SS-HĐĐT tại phụ lục 1A ban hành theo NĐ 123 về việc kiểm tra hóa đơn điện tử có sai sót.
o Hết thời hạn thông báo ghi trên mẫu số 01/TB-RSĐT mà người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan tiếp tục thông báo lần 2 cho người bán theo mẫu 01/TB-RSĐT mà ngời bán không có thông báo thì cơ quan thuế xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử.
o Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai sót. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo NĐ123 và lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn sai sót. “ hóa đơn mới có nội dung thay thế cho hóa đơn Mẫu số … ký hiệu … số hóa đơn …. Ngày .. tháng … năm …” người bán ký số hóa đơn mới và gửi cho người mua.
o Người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áo dụng khi xử lý sai sót lần đầu.(điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn gốc)
o Việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan các hóa đơn điện tử điều chỉnh/thay thế (bao gồm hủy) thực hiện theo quy đinh của pháp luật
05 cách quản lý hóa đơn điện tử.
Ưu điểm:
Email hóa đơn đầu vào từ nhà cung cấp được quản lý riêng, không bị nhầm lẫn với các email nội dung khác của công ty
Kế toán mới có thể theo dõi dữ liệu
Hạn chế:
Tạo email cá nhân gây sự không chuyên nghiệp, thiếu tin tưởng từ doanh nghiệp cung cấp. Nhà cung cấp có thể yêu cầu xác nhận email nhiều lần để chứng thực.
Nguy cơ mất dữ liệu khi tài khoản email bị khóa. Kế toán không làm việc tại đơn vị nữa sẽ phải sao lưu dữ liệu sang một tài khoản email mới.
Kế toán vẫn phải hạch toán thủ công lên phần mềm kế toán có thể xảy ra sai sót trong quá trình nhập liệu
Ưu điểm:
Không cần tạo email mới để nhận hóa đơn đầu vào
Không bị mất dữ liệu khi quản lý bằng email
Nhược điểm:
Tốn kém chi phí giấy, in ấn, lưu trữ
Quản lý nhiều mối khó tra cứu, kiểm tra hóa đơn
Không có giải pháp kiểm tra tính hợp lệ hóa đơn
Kế toán vẫn phải hạch toán thủ công lên phần mềm kế toán.
Ưu điểm:
Dễ thao tác phù hợp với các doanh nghiệp nghiệp quy mô siêu nhỏ ít phát sinh mua hàng hóa, dịch vụ sản xuất
Hạn chế:
Không thể thao tác với nhiều hóa đơn cùng một lúc
Không lọc được tất cả hóa đơn theo cùng nhà cung cấp khi cần tra cứu
Kiểm tra hóa đơn đầu vào bằng mắt thường dễ sai sót
Nguy cơ mất dữ liệu khi máy tính lưu trữ gặp sự cố
Kế toán phải nhập liệu thủ công lên phần mềm kế toán
Quy trình rườm rà mất nhiều thời gian của kế toán.
Ưu điểm:
Phù hợp với thói quen dùng bảng tính excel của kế toán
Phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ
Hạn chế:
Nhập tay dữ liệu từ email vào bảng tính dễ sai sót, nhập thừa, thiếu hóa đơn
Khó tra cứu hóa đơn gốc trên email và số liệu trên bảng tính
Không có phương pháp kiểm tra tính hợp lệ hóa đơn
Nguy cơ mất dữ liệu hoặc sai số khi nhập khẩu bảng tính lên phần mềm kế toán
Tốn thời gian để kiểm tra, đối chiếu thông tin với hóa đơn gốc
Dữ liệu lưu trữ nhiều nguồn, không đồng nhất.
Giải pháp sử dụng công nghệ phần mềm quản lý hóa đơn điện tử đầu vào sẽ giúp kế toán giảm tối đa thời gian nhập liệu, đối chiếu, so sánh và kiểm tra hóa đơn bằng mắt thường. Kế toán nhận email hóa đơn đầu vào qua phần mềm sau đó phần mềm tự động kiểm tra lỗi hóa đơn, tình trạng hoạt động của nhà cung cấp và báo sai khi có lỗi. Sau đó thông tin, số liệu trên hóa đơn sẽ tự động được nhập khẩu, hạch toán lên phần mềm kế toán mà kế toán không cần nhập tay.
Giúp khách hàng tiết kiệm và quản trị công việc tối ưu.
Chi phí rẻ cho 01 năm sử dụng.
Không giới hạn chứng từ hóa đơn điện tử.
Không tính phí khởi tạo người dùng.
Quản lý dữ liệu hiệu quả và tự động hóa dữ liệu sang phần mềm kế toán.
Tổng hợp số câu hỏi liên quan thu nhập cá nhân.
Không phát sinh khấu trừ thuế được quy định tại nội dung Tiết d.1 Điểm d, Khoản 6, Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Qua nội dung trên, ta có thể thấy tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán thu nhập cho người lao động cần thực hiện quyết toán và kê khai thuế thay cho cá nhân có ủy quyền, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không có phát sinh khấu trừ thuế.
Cụ thể hóa hơn là, trong năm tính thuế, doanh nghiệp, cá nhân có thực hiện thanh toán thu nhập cho người lao động thì phải kê khai và quyết toán thuế, không phân biệt mức thu nhập. Nếu trong năm tính thuế mà doanh nghiệp không trả tiền lương, tiền công cho người lao động thì không cần thực hiện khai thuế.
Doanh nghiệp và cá nhân có nghĩa vụ thanh toán thu nhập cho người lao động không thực hiện khai thuế theo quy định thì sẽ bị phạt.
Mức phạt dựa trên thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật tại Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo: Đối với trường hợp nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày theo quy định của pháp luật về Luật quản lý thuế.
Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng: Đối với trường hợp nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 đến 30 ngày.
Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng: Đối với trường hợp nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 31 đến 60 ngày.
Lưu ý: Trong trường hợp phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân dẫn đến việc nộp hồ sơ khai thuế bị chậm trễ thì không áp dụng phạt đối với trường hợp này.
Căn cứ điểm d.1 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, Công ty của bạn nếu không phát sinh chi trả từ tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương theo quy định của pháp luật thuế TNCN cho người lao động thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của chính phủ quy định, thì:
Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.
Do đó, công ty bạn có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập đã chi trả cho các công nhân đó. Đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên thì không được ủy quyền quyết toán thuế.
Đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo, thì trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế. Do đó, trường hợp những người lao động đó trong công ty bạn có thu nhập hai nơi thì có trách nhiệm tổng hợp thu nhập trong năm và quyết toán thuế thu nhập cá nhân trực tiếp với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn.
Trường hợp kỳ tính thuế năm 2020, cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống thì không phải khai quyết toán thuế và được miễn thuế TNCN đối với khoản thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống.
Theo quy định tại điểm 1.i điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.”
Căn cứ quy định nêu trên, Công ty tuyển sinh viên làm việc không ký hợp đồng trong thời gian 4 tháng, không ký hợp đồng lao động; khi Công ty trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế và cá nhân đã đăng ký thuế, có mã số thuế thì cá nhân làm cam kết và gửi cho Công ty để tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Theo quy định về việc đăng ký giảm trừ gia cảnh tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 có hướng dẫn:
“c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó”
Theo hướng dẫn nêu trên: Trường hợp của anh/chị tại ngày 18/02/2021 đã thực hiện thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh thành công cho người phụ thuộc thì:
Nếu người phụ thuộc của anh /chị thuộc đối tượng theo quy định tại điểm d.4 là: anh ruột, chị ruột, e ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột, cháu ruột, người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế 2020 vì thời điểm đăng ký đã quá hạn 31/12/2020.
Nếu người phụ thuộc là các đối tượng còn lại ngoài d.4, điểm d, khoản 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Nghiệp vụ liên quan chữ ký số.
Trường hợp 1: Cắm sai USB Token
Nguyên nhân:
Chữ ký số sẽ đại diện cho 1 công ty/cá nhân nhất định. Mỗi chữ ký số sẽ có 1 USB Token riêng. Vì vậy, nếu sử dụng sai USB Token thì hệ thống sẽ không nhận diện được và báo lỗi không tìm thấy chữ ký số.
Cách xử lý:
Kiểm tra USB Token có phải của tài khoản đăng nhập hay không. Nếu không, thay thế bằng USB token đúng để thực hiện giao dịch.
Lỗi xác thực chữ ký số không thành công có thể nhận biết dễ dàng thông qua một số biểu hiện. Cụ thể như khi doanh nghiệp/cá nhân/tổ chức thực hiện quy trình nộp tờ khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế, hệ thống không thể xác thực chữ ký số.
Trường hợp xác thực chữ ký số không thành công, người dùng sẽ không thể nộp tờ khai trên cồng thông tin điện tử
Hiện tại, các nhà cung cấp chữ ký số đã tìm ra 3 nguyên nhân gây nên lỗi này và cách khắc phục tương ứng cụ thể như sau:
1. Gắn sai định dạng file:
Cách khắc phục: Kiểm tra lại xem đuôi file của tờ khai đã chọn có phải là xlsx hoặc docx không, nếu không thì bạn cần đổi lại.
2. Chưa bật Java trên Internet Explorer
Cách khắc phục: Bật lại hoặc gỡ bỏ ứng dụng Java hiện có trên máy tính.
Cài đặt lại phiên bản Java mới nhất.
3. Internet Explorer không hỗ trợ
Cách khắc phục: Hạ phiên bản Internet Explorer xuống hoặc sử dụng các trình duyệt khác như Chrome, Cốc Cốc.
Nguyên nhân:
Lỗi chữ ký số bị khóa sẽ khiến người dùng không thể thực hiện ký số trên các tài liệu, hồ sơ, tờ khai hoặc trong các giao dịch điện tử. Nguyên nhân của lỗi này có thể do người dùng nhập sai mãi PIN quá số lần cho phép (thường là 5 lần).
Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do người dùng quên mật khẩu chữ ký số. Hoặc chữ ký số đã hết hạn mà người dùng quên gia hạn.
Cách xử lý:
Liên hệ ngay với đơn vị cung cấp chữ ký số để được hỗ trợ mở khóa.
Đây là khi máy tính nhận được chữ ký số, nhưng lại báo lỗi khi ký điện tử:
Chữ ký số không hợp lệ / Chữ ký số không không đúng.
>> Khắc phục: Người dùng cần cập nhật số sê-ri chữ ký số trong tài khoản Bên kiểm soát.
guyên nhân: Tờ khai do người dùng tải lên sai định dạng tệp (không có tệp XML)
khắc phục:
Các khai báo ở định dạng XML. Để máy tính của bạn đọc được chúng, bạn cần cài đặt phần mềm iTaxViewer. Phần mềm đọc file báo cáo định dạng XML..
Khi click vào tờ khai tại trang tiếp nhận tờ khai thì hiển thị thông báo “Hồ sơ chưa được đăng ký nộp trực tuyến”. Vfao mục tài khoản và nhấp vào:
– Bấm đăng ký tờ khai (1): nếu tờ khai chưa có trong danh sách tờ khai
-Nhấn Đăng ký thêm tờ khai (2): Đăng ký thêm tờ khai ngoài danh sách các tờ khai đã đăng ký.
Bấm đăng ký loại tờ khai cần khai, sau đó nộp lại và ký tên vào tờ khai.
Tổng hợp thông tin liên quan báo cáo thuế.
Báo cáo thuế là một nghĩa vụ mang tính bắt buộc của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, nếu không chấp hành đúng bổn phận, doanh nghiệp có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật, thậm chí là tước đi quyền kinh doanh.
Báo cáo thuế là một phương thức giúp doanh nghiệp xem lại toàn bộ hoạt động kinh doanh thực tế của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có biện pháp điều chỉnh, cải thiện hoặc phát huy để thúc đẩy doanh thu tăng trưởng.
Báo cáo thuế giúp nhà nước, cơ quan cấp cao kiểm soát và theo dõi thực trạng của từng doanh nghiệp ở mỗi địa phương tốt hơn, đảm bảo và duy trì sự ổn định của nền kinh tế đất nước.
Vì vậy cần nắm rõ các loại báo cáo thuế phải nộp năm 2022 để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
1. Báo cáo thuế giá trị gia tăng (GTGT)
2. Báo cáo thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
3. Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
4.Báo cáo tài chính (BCTC)
5. Tờ khai lệ phí môn bài.
Báo cáo thuế quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
Báo cáo thuế quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
Báo cáo thuế quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
Báo cáo thuế quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau
Báo cáo tài chính năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cho năm hoạt động. Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.
Tờ khai thuế môn bài: Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn điều lệ công ty thì doanh nghiệp kê khai thuế môn bài trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thay đổi vốn.
Thời hạn nộp tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có)
Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;
Tiết kiệm thời gian: Việc chuẩn bị và lập hồ sơ thuế có thể là một quá trình quá tốn thời gian, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Khai báo thuế trọn gói giúp giảm thiểu thời gian và nỗ lực cần thiết để chuẩn bị các tài liệu liên quan đến thuế.
Tăng tính chính xác: Khi sử dụng dịch vụ khai báo thuế trọn gói, bạn sẽ được chuyên gia thuế hướng dẫn và hỗ trợ trong công việc chuẩn bị hồ sơ, đảm bảo tính chính xác và thời hạn cho các khoản thuế phải hoàn thành .
Giảm chi phí: Khuyến mãi một đội ngũ kế toán hoặc chuyên gia thuế có thể là một khoản chi phí lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ. Sử dụng dịch vụ khai báo trọn gói thuế sẽ giúp giảm chi phí này, đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Bảo đảm tuân thủ luật: Một số doanh nghiệp không thể biết các quy định về thuế mới nhất hoặc không có đội ngũ kế toán hoặc chuyên viên thuế để giúp họ chấp hành các quy định này. Việc sử dụng dịch vụ khai báo thuế trọn gói sẽ giúp bạn đảm bảo tuân thủ luật pháp và tránh các rủi ro liên quan đến việc không tuân thủ các quy định về thuế.